ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT TRỒNG NẤM LINH CHI Ở VIỆT NAM

Hiện nay ở Việt Nam linh chi chủ yếu được nuôi trồng trên gỗ mùn cưa cao su hoặc một số loại gỗ khác như gỗ mít, tràm… phổ biến vẫn là trên gỗ mùn cưa cao su. Ngoài ra một số nơi khác dùng bã mía hoặc rơm rạ để tận dùng nguồn phế phẩm nông nghiệp.

Khi mua phôi nấm linh chi nên lấy bịch trắng đã kéo tơ trắng từ 1/3 bịch trở lên vì ở thời điểm này tỷ lệ hư phôi rất ít chưa tới 1%, nhưng ở một số nơi họ bán bịch đen chưa kéo tơ để về cho người nuôi tự ủ thì tỷ lệ hư hao rất cao tầm 10 – 20% thậm chí cao hơn nữa. Sau quá trình vận chuyển nên để bịch có thời gian phục hồi khoảng 10 ngày.

Trại phải thưng bạt và thưng lưới mùng hoặc một số lưới khác… sao cho càng kín càng tốt để hạn chế côn trùng vào trại. Nhưng vẫn đảm bảo được độ thoáng lưu thông gió.

Đặc tính sinh học

Độ ẩm:

  • Độ ẩm cơ chất: 60%-62%
  • Độ ẩm không khí: 80-95%.

Nhiệt độ:

  • Giai đoạn nuôi sợi: 27oC – 32oC.
  • Giai đoạn quả thể: 28oC – 32oC.

Độ thông thoáng:

  • Độ thông thoáng: Trong suốt quá trình sinh trưởng quả thể, nấm Linh Chi cần có độ thông thoáng tốt.
  • Dinh dưỡng: dùng trực tiếp nguồn xenlulôza.

Ánh sáng:

  • Giai đoạn nuôi sợi: kín gió, độ sáng vừa phải
  • Giai đoạn quả thể phát triển:cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc sách được), ánh sáng được cân đối từ mọi phía.

Độ PH:

  • Linh Chi thích nghi trong môi trường trung tính đến axit yếu (pH 5,5 – 7)

Thời vụ nuôi trồng

  • Thời vụ nuôi trồng nên tránh tháng có lượng mưa nhiều, độ ẩm cao dẩn đến nấm dễ bị nhiễm bệnh và phát triển không đồng đều.
  • Nếu ai đã từng có kinh nghiêm và kĩ thuật tốt th.ì vẫn có thể nuôi trồng quanh năm.
  • Trồng tối đa 2 – 2,5 vụ trong một năm

Phương pháp chăm sóc nấm linh chi

Phôi nấm linh chi ở điều kiện bình thường thì khoảng 20 ngày kể từ thời điểm đóng bịch, nấm đã có thể hình thành quả thể. Tuy nhiên để nấm ra đồng đều với nhau, sau khi nấm chui ra khỏi bông chúng ta tiến hành rút bông và rút luôn mầm nấm đang nhú ra.

Cách chăm sóc nấm linh chi
Trước khi lấy phôi Vệ sinh giàn trại bằng vôi bột, phun thuốc trừ sâu xung quanh
(1) Ngày 1 – 10 Treo bịch ngay sau khi lấy về và giữ khô trại (phụ hồi bịch)
(2) Ngày 11 – 13 Rút bông vệ sinh cổ và đậy nắp nhựa nếu cần, tưới nền 2  – 3 lần/ngày
(3) Ngày 14 Tưới nước lên bịch thật nhiều và mở nắp nếu có, làm sốc nhiệt so với nhiệt độ môi trường
(4) Ngày 15 trở đi Tưới phun sương trên trần xuống, tưới nền đảm bảo độ ẩm trên 75%
(5) Lên mầm Tiếp tục tưới phun sương nhẹ và cắt tỉa nấm chẻ nhánh, căn chỉnh tai nấm.
(6) Có bào tử Chỉ tưới nền hoặc phu sương nhẹ cho đến khi hình bào tử là ngưng tưới để tránh bị bệt phấn.
(7) Hết viền trắng Giảm ẩm xuống, đây là giai đoạn nấm không to ra mà chỉ dày lên
(8) Sau 1 tuần Tiến hành cắt nấm thu hoạch
Phơi nấm trong 3 ngày sau đó đóng túi ni lông bảo quản

Ở đây mọi người nên lưu ý thời gian trên chỉ mang tính tương đối, sự phát triển của nấm linh chi phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết môi trường.

Tơ sau khi đã kéo trắng được trên 2/3 bịch, tức còn khoảng 1 – 2 đốt ngón tay chúng ta tiến hành rút bông

Giai đoạn hình thành nụ nấm, khi đó nụ nấm sẽ mọc ra nhiều nhánh có thể hình dung như nhánh cây vậy, chúng ta hãy tỉa các cành nhỏ hoặc cành mọc xiên xéo có thể chồng đè lên các tai nấm kế bên. Để lại duy nhất một nhánh to khỏe để phôi nấm tập trung nuôi đúng 1 thân nấm như vậy nấm sẽ to đẹp và đồng đều.

Hãy xem những bịch phôi nào bị sâu phá hãy rút ra khỏi dây loại bỏ. Khi trồng ở mật độ nhiều sát nhau các tai nấm sẽ mọc chồng đè lên nhau như 2 tai nấm đụng vào nhau hay tai dưới đội lên tai phía trên.

Cách nhận biết nấm trưởng thành có thể thu hoạch

  • Nấm non có màu vàng nâu cánh gián xung quanh tai nấm có viền trắng
  • Nấm đang trưởng thành xung quanh có viền trắng và có một lớp phấn nâu ở mặt trên tai nấm
  • Nấm đã già trưởng thành hoàn toàn khi không còn viền trắng và có một lớp bào tử dày trên bề mặt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button